Cách rửa rau sạch hóa chất theo từng loại để đảm bảo an toàn

Rửa rau là quá trình không thể thiếu trước khi sử dụng. Công đoạn này tưởng chừng đơn giản nhưng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dùng. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình rửa rau và những lưu ý khi thực hiện.

I. Tại sao phải rửa rau thật sạch?

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được xem trọng vì hiện nay sức khoẻ con người bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc ăn uống. Vì vậy khâu vệ sinh thực phẩm cũng cần được xem trọng. Đối với rau cũng vậy, trước khi ăn chúng ta cần rửa rau cho thật sạch để đảm bảo rằng:

Làm sạch thuốc trừ sâu, hoá chất: Trong quá trình nuôi trồng, rau quả thường đường phun thuốc trừ sâu và hỗ trợ tăng trưởng. Lượng thuốc này tuy nhỏ nhưng nếu cơ thể con người tiếp nạp nhiều lần trong thời gian dài sẽ gây nên những căn bệnh về đường ruột và các bộ phận khác.

Làm sạch bụi, đất, sâu và côn trùng: Rau khi được đem bán sẽ chưa qua bất kỳ công đoạn làm sạch nào nên sẽ còn nguyên đất cát và bụi bẩn.Trong rau cũng sẽ có sâu, bướm và các loại côn trùng khác.

Giữ độ tươi của rau trước khi sử dụng: Rửa rau giúp rau trông tươi và ngon miệng hơn.

Có thể thấy việc rửa rau thật sạch là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và sự ngon miệng trong bữa ăn.

Cách rửa rau sống đúng cách

II. Cách rửa rau sạch

Có rất nhiều loại rau, cách làm sạch chúng tương đối giống nhau nhưng cũng sẽ có vài điểm khác biệt. Vậy cùng Gipwin tìm hiểu quy trình rửa đúng cách cho mỗi loại rau này nhé!

1. Cách rửa rau ăn lá

Loại rau này phần lớn được sử dụng sẽ là lá rau và ngọn rau. Vì vậy chúng ta cần thực hiện các bước làm sạch lá rồi rửa qua nước trước khi sử dụng.

Bước 1: Lặt bỏ lá hư, úa, khô, dập…

Bước 2: Rửa sơ qua với nước để loại bỏ đất cát, bụi mịn

Bước 3: Ngâm rau cùng nước muối (1 lít nước nên bỏ tối thiểu 1 muỗng canh muối) hoặc sử dụng nước giấm trong khoảng 10 phút. Bước này giúp làm sạch thuốc và hóa chất trong rau mà nước thường không thể làm sạch được. 

Bước 4: Vớt rau ra khỏi thau và để ráo nước rồi sử dụng.

Lưu  ý: Đối với một vài loại rau đặc thù như súp lơ, cải xanh… bạn nên tách ra từng nhánh/lá để rửa sạch sẽ giúp giảm thiểu bụi bẩn/hóa chất tốt hơn.

 

Cách rửa rau ăn lá 

2. Cách rửa rau ăn quả

Bước 1: Lựa và bỏ quả hư, quá già hoặc loại bỏ phần hư trên quả 

Bước 2: Rửa sơ qua với nước để loại bỏ đất cát, bụi mịn

Bước 3: Ngâm rau cùng nước muối (1 lít nước nên bỏ tối thiểu 1 muỗng canh muối) hoặc sử dụng nước giấm trong khoảng 10 phút. Bước này giúp làm sạch thuốc và hóa chất trong rau mà nước thường không thể làm sạch được. 

Bước 4: Vớt rau ra khỏi thau và để ráo nước rồi sử dụng.

3. Cách rửa rau ăn củ

Bước 1: Cắt bỏ phần dập nát, hư hỏng trên phần củ.

Bước 2: Rửa sơ qua với nước để loại bỏ đất cát, bụi mịn

Bước 3: Ngâm rau cùng nước muối (1 lít nước nên bỏ tối thiểu 1 muỗng canh muối) hoặc sử dụng nước giấm trong khoảng 10 phút. Bước này giúp làm sạch thuốc và hóa chất trong rau mà nước thường không thể làm sạch được. 

Bước 4: Vớt rau ra khỏi thau và để ráo nước rồi sử dụng.

4. Cách rửa rau ăn hoa

Bước 1: Lặt hoa ra khỏi cây rồi loại bỏ những hoa hư, héo, dập, nát.

Bước 2: Rửa sơ qua với nước để loại bỏ đất cát, bụi mịn

Bước 3: Ngâm rau cùng nước muối (1 lít nước nên bỏ tối thiểu 1 muỗng canh muối) hoặc sử dụng nước giấm trong khoảng 10 phút. Bước này giúp làm sạch thuốc và hóa chất trong rau mà nước thường không thể làm sạch được. 

Bước 4: Vớt rau ra khỏi thau và để ráo nước rồi sử dụng.

5. Cách rửa rau sống sạch

Bước 1: Loại bỏ phần rau hư, dập, nát

Bước 2: Rửa sơ qua với nước để loại bỏ đất cát, bụi mịn

Bước 3: Ngâm rau cùng nước muối (1 lít nước nên bỏ tối thiểu 1 muỗng canh muối) hoặc sử dụng nước giấm trong khoảng 10 phút. Bước này giúp làm sạch thuốc và hóa chất trong rau mà nước thường không thể làm sạch được. 

Bước 4: Vớt rau ra khỏi thau và để ráo nước rồi sử dụng.

Rửa rau củ sạch đúng cách

III. Nên rửa rau bằng gì?

Ngoài nước muối thì còn có rất nhiều phương pháp làm sạch rau khác được mọi người sử dụng như:

1. Bằng nước vo gạo

Ưu điểm: Nước vo gạo có nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho sức khoẻ, không phát sinh chi phí.

Nhược điểm: Chỉ loại bỏ được một phần hoá chất/bụi bẩn có trong rau. Cần phải rửa sạch lại với nước vì trong nước vo gạo vẫn còn cặn bẩn của gạo khi vo.

2. Bằng baking soda và bột mì

Ưu điểm: Baking soda có khả năng làm sạch hoá bất và bụi bẩn tốt.

Nhược điểm: Tốn chi phí, thời gian cho mỗi lần ngâm, rửa rau nhưng vẫn không thể làm sạch rau hoàn toàn.

Rửa rau bằng baking soda

3. Bằng nước muối

Ưu điểm: Nước muối được tạo nên rất nhanh và đơn giản. Nhờ nguyên liệu dễ tìm nên phương pháp này được mọi người sử dụng rất rộng rãi.

Nhược điểm: Ngâm nước muối quá lâu có thể làm rau mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi hương vị. Nhưng nếu ngâm trong thời gian ngắn thì hiệu quả của nước muối không được phát huy hết.

4. Bằng nước cốt chanh

Ưu điểm: Nước cốt chanh có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên. Do trong chanh có thành phần axit cao nên giúp làm sạch vi khuẩn và hoá chất tốt.

Nhược điểm: Tốn thời gian và công sức để tạo nên nước cốt chanh nếu cần rửa lượng rau lớn. Nước cốt chanh còn có thể làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và hương vị của rau.

5. Bằng chậu rửa thông minh

Ưu điểm:

  • Tiện lợi, hiện đại, nhanh chóng, dễ sử dụng
  • Hiệu quả làm sạch tốt 
  • Tiết kiệm thời gian, công sức
  • Không sử dụng hoá chất để làm sạch nên đảm bảo được độ tươi ngon, an toàn của rau

Nhược điểm: Tốn chi phí khi mua thiết bị

Mỗi phương pháp rửa rau đều có ưu, nhược điểm riêng. Nhưng đối với chậu rửa thông minh, chúng ta có thể tiết kiệm nước và thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo rau củ quả được làm sạch hiệu quả nhất.

Đây là thiết bị sử dụng công nghệ từ máy làm sạch bằng sóng siêu âm để giúp loại bỏ bụi bẩn, hóa chất độc hại trên rau củ một cách hiệu quả. Bồn có thiết kế 2 chậu và được sử dụng đa năng. Vừa là chậu rửa bát, vừa dùng để rửa rau củ quả, trang sức, vật dụng,.... Vì vậy đây là một trong những cách rửa rau sạch được nhiều gia đình lựa chọn nhất bởi vừa hiêu quả, vừa tích hợp sử dụng đa năng.

IV. Lưu ý để rửa rau sạch

Có những điều cần lưu ý để rửa sạch rau mà vẫn giữ được rau tươi ngon

1. Phân loại rau trước khi rửa

Phân loại theo từng loại để rửa theo cách chúng tôi đã hướng dẫn bên trên.

Làm sạch từng loại theo phương pháp rửa rau thích hợp.

2. Rửa tất cả các loại rau

  • Rửa sơ qua dưới nước
  • Ngâm rau hoặc sử dụng máy rửa rau 
  • Tiến hành rửa kỹ từng phần, từng loại của rau

3. Gọt vỏ để rửa rau củ quả sạch nhất

Đối với các loại rau củ như: Khoai tây, cà rốt, bí chanh,... bạn cần gọt sạch vỏ trước khi rửa để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, hóa chất.

4. Rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch

  • Rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch sẽ giúp cuốn trôi bụi bẩn, hóa chất nhanh chóng
  • Nhưng cần chú ý làm sạch từng phần để không bị sót lại bụi, chất dơ trong kẻ lá.
  • Cần tránh sức nước quá mạnh nếu không muốn rau bị dập, nát.

5. Không nên ngâm trong nước quá lâu

  • Ngâm trong thời gian hợp lý (không quá 15 phút) để giúp rau được làm sạch tốt mà không làm mất dinh dưỡng trong rau.
  • Cần rửa sạch lại với nước sau khi ngâm.

Không ngâm rau quá lâu để giữ độ tươi 

6. Không dùng thuốc xịt, xà phòng

Thuốc xịt, xà phòng sẽ làm hoá chất ngấm vào rau gây hại cho sức khỏe

Nên sử dụng nước sạch, nước muối, nước chanh hoặc máy rửa rau để làm sạch rau.

Việc rửa rau thường ngày cũng góp phần bảo vệ sức khỏe khỏi vô số vi khuẩn, nấm mốc có trong rau củ.

Vì vậy,nên xem trọng quá trình làm sạch thực phẩm trước khi sử dụng để đảm bảo chất lượng thức ăn cho gia đình cũng như bản thân. Lựa chọn phương pháp rửa rau phù hợp giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo rau được làm sạch một cách tốt nhất.


Cũ hơn Bài viết mới


0 bình luận


Để lại phản hồi

Chú ý, bình luận của bạn sẽ được phê duyệt trước khi đăng!