Mở quán ăn hiện nay được xem là một trong những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời vì nhu cầu ăn ngoài của mọi người ngày càng cao, đặc biệt là trong các dịp lễ, cuối tuần. Vậy để thành công với ý tưởng kinh doanh này thì chúng ta cần trang bị những gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
I. Có nên mở quán ăn không?
Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh khởi nghiệp. Trong đó không thể không kể đến việc mở quán ăn, quán cà phê... Do nhu cầu ăn uống, vui chơi của con người ngày một tăng, vậy nên hầu hết mọi người thường xuyên lựa chọn quán ăn, quán nước để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Mở quán ăn kinh doanh mang lại tiềm năng lợi nhuận nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức rất lớn mà bất kỳ ai khi làm chủ cũng gặp phải. Trước tiên bạn cần sẵn sàng đối mặt với chi phí đầu tư ban đầu như: Thuê mặt bằng, mua nguyên vật liệu, đồ dùng, thuê nhân viên... và vô số chi phí phát sinh khác. Bạn cần chuẩn bị số vốn ban đầu đủ để chi trả nguồn tiền này.
Những điều cần biết khi mở quán ăn
II. Mở quán ăn cần những gì?
Để mở quán ăn và kinh doanh thành công thì bạn cần tìm hiểu rất nhiều thứ. Khi bạn học hỏi đủ kiến thức để áp dụng vào kinh doanh quán thì bạn sẽ tránh được rất nhiều rủi ro khi quán đi vào hoạt động.
1. Xác định loại hình hình doanh
Loại hình kinh doanh là yếu tố bạn nên quyết định ngay từ đầu để phát triển quy mô và xây dựng quán ăn với không gian phù hợp.
Loại mô hình
Để xác định mô hình kinh doanh, bạn cần xem xét các yếu tố như vốn ban đầu, diện tích xây dựng, khách hàng mục tiêu và loại hình kinh doanh mà bạn hướng đến.
Mô hình to: Mô hình này đòi hỏi số vốn ban đầu khá cao viện tích thường trên 150 mét vuông tương ứng với số lượng nhân viên trên 10 người. Hình thức này phù hợp để phát triển hàng quán ăn uống tại chỗ, buffet, tiệc tùng.
Mô hình vừa: Vốn đầu tư của mô hình này không quá cao với diện tích từ 50-150 mét vuông tương ứng với số lượng nhân viên khoảng 5-10 người. Các hàng quán ăn uống thuộc mô hình vừa thường đáp ứng cho đối tượng khách hàng là gia đình, nhóm bạn bè, nhân viên văn phòng.
Mô hình nhỏ: Với diện tích chỉ dưới 50 mét vuông tương ứng 1-3 nhân viên thì mô hình này không cần vốn đầu tư quá nhiều lúc đầu. Mô hình này thường là các quán ăn vặt, ăn nhanh, quán lề đường, take a way,... Nhóm đối tượng khách hàng hướng đến thường là học sinh, sinh viên, khách vãng lai,...
Loại hình
Sau khi xác định được mô hình, bạn cần lựa chọn loại hình buôn bán phù hợp. Mở quán ăn thường sẽ có các loại hình sau:
Loại hình | Thời gian | Loại món ăn | Đối tượng khách hàng |
Quán ăn sáng | 6h - 10h | Món ăn nhẹ và nhanh như: Bún, phở, cháo, bánh mì, xôi,... | Nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, người đi làm,... |
Quán ăn trưa | 11h - 14h | Cơm văn phòng, bún, phở, các món ăn bình dân,... | Nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, người đi làm,... |
Quán ăn tối | 18h- 22h | Các món ăn gia đình, món nướng, lẩu, hải sản, cơm,... | Gia đình, bạn bè, cặp đôi,... |
Quán ăn đêm | 22h - 2h | Các món ăn đêm nhẹ như: Phở, cháo, hủ tiếu, đồ nướng, thức ăn nhanh,... | Người làm việc ca đêm, tài xế, khách vãng lai,... |
Quán bán cả ngày | 24/7 | Đa dạng món ăn, mỗi buổi trong ngày kinh doanh loại thức ăn phù hợp từ ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, ăn đêm. | Mọi khách hàng |
Tham khảo kinh nghiệm mở quán ăn sáng đắt khách
2. Xác định đối tượng khách hàng
Để xác định đối tượng khách hàng, bạn cần nắm được nhu cầu riêng biệt của mỗi phân khúc khách hàng khác nhau:
Nhân viên văn phòng: Thường cần các bữa ăn nhanh, tiện lợi, và giá cả hợp lý trong thời gian nghỉ trưa.
Học sinh, sinh viên: Thích các món ăn vặt, giá rẻ, và không gian thoải mái để tụ tập bạn bè.
Gia đình: Cần không gian rộng rãi, thực đơn đa dạng, và dịch vụ thân thiện để tổ chức các bữa ăn gia đình.
Du khách: Thường tìm kiếm những món ăn đặc sản, độc đáo và trải nghiệm ẩm thực địa phương.
Người trẻ tuổi: Ưa chuộng không gian hiện đại, đòi hỏi bạn phải nắm bắt xu hướng và yếu tố không gian quán cũng rất được xem trọng vì giới trẻ thường có xu hướng check-in trên mạng xã hội.
Người ăn đêm: Thường là người làm việc ca đêm, người đi chơi khuya, cần các món ăn nhanh, tiện lợi vào đêm muộn.
Xác định đối tượng khách hàng
3. Xác định menu quán
Menu quán ăn thường sẽ có món chính, món phụ và đồ uống.
Món chính
Món ăn sáng: Bánh mì, phở, bún bò, cháo, mì xào, cà phê, sinh tố.
Món ăn trưa: Cơm văn phòng, cơm tấm, cơm gà, bún thịt nướng, mì.
Món ăn tối: Lẩu, nướng, hải sản, cơm gia đình, các món địa phương.
Món ăn đêm: Phở, cháo, mì, hủ tiếu, đồ nướng, đồ ăn nhanh.
Món phụ
Món phụ: Gỏi cuốn, chả giò, salad, canh, đồ chua, khoai tây chiên, các loại tráng miệng. Món phụ thường giúp khách hàng khai vị hoặc kết thúc bữa ăn. Nên bổ sung các món đẹp mắt, đậm vị để khơi dậy vị ngon cho cả bữa ăn.
Nước uống
Đồ uống: Nước ngọt, trà, cà phê, sinh tố, nước ép, bia, rượu…
Kết hợp từ nhiều yếu tố: Đối tượng khách hàng, loại hình kinh doanh, bạn nên phát triển menu với những món ăn phù hợp.
Tạo menu với các món ăn phù hợp
4. Chi phí mở quán ăn
Loại mô hình | Chi phí mặt bằng | Chi phí xây dựng | Chi phí nguyên, vật liệu, thiết bị, đồ dùng | Chi phí nhân công |
To | 20 - 50 triệu/tháng | 50-100 triệu | 50-100 triệu | 35 - 50 triệu/tháng |
Vừa | 10 - 20 triệu/tháng | 20 - 50 triệu | 20 - 30 triệu | 20 - 30 triệu/tháng |
Nhỏ | 5 - 10 triệu/tháng | 10 - 20 triệu | 10 - 20 triệu | 15 - 20 triệu/tháng |
Những chi phí cơ bản trên là chi phí tối thiểu bạn cần chuẩn bị để có thể xây dựng mô hình quán ăn một cách hoàn chỉnh.
5. Thương hiệu và các giấy tờ
Xây dựng thương hiệu cần: Tên thương hiệu, logo và slogan nếu có. Xây dựng hình ảnh, phong cách quán và quảng bá đến đối tượng khách hàng phù hợp.
Các giấy tờ pháp lý cần thiết: Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký mã số thuế,...
6. Vị trí mặt bằng mở quán ăn
Lựa chọn khu vực đông đúc: Nơi có mật độ dân cư cao như khu dân cư, trung tâm thành phố, gần khu công nghiệp, trường học,...
Vị trí giao thông thuận tiện gần các tuyến đường chính, dễ đi, dễ ghi nhớ và có chỗ đậu xe rộng rãi.
7. Thiết bị đồ dùng cho quán ăn
Thiết bị nhà bếp: Bếp, lò nướng, nồi, chảo, xoong, dụng cụ nấu ăn (dao, thớt, muỗng, đũa,...), thiết bị làm lạnh và đông thực phẩm (tủ lạnh, tủ đông)...
Vật dụng cho quán: Bàn ghế, chén, đĩa, ly, tách, khăn bàn, khăn ăn,...
Đồ dùng vệ sinh: Bồn rửa chén, máy rửa chén, chổi, cây lau, chất tẩy rửa,...
Thiết bị thanh toán: Máy tính tiền, máy in hóa đơn, máy quẹt thẻ,...
8. Đồ vật, nội thất trang trí quán ăn
Ngoài bàn, ghế, vật dụng ăn uống thì chúng ta còn phải cần mua vật dụng trang trí nội thất quán như: đèn chiếu sáng, tranh, ảnh, chậu cây, bình hoa, kệ và giá đỡ, quầy bar, góc check in, bảng hiệu,...
9. Đơn vị cung cấp thực phẩm
Chọn nhà cung cấp theo 3 tiêu chí: Chất lượng, giá cả, dịch vụ. Có thể tìm nguồn cung tại các chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng hoặc tận các cơ sở sản xuất lớn.
10. Nhân công
Những vị trí cần tuyển dụng: Đầu bếp, phụ bếp, quản lý, vệ sinh, bưng bê, kiểm soát nhập nguyên liệu, thu ngân,...
Lựa chọn nhân công có kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của cửa hàng.
III. Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn hiệu quả, đông khách, nhiều lời
Để mở quán ăn sao cho thuận lợi thì bạn cần nắm những điều tổng quan từ quy trình vận hành cho đến đội ngũ nhân viên để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp trong suốt quá trình kinh doanh.
1. Trang bị kiến thức về ngành dịch vụ ăn uống
Nắm được những kiến thức cơ bản về ngành dịch vụ ăn uống như:
Kiến thức cơ bản: Tìm hiểu kiến thức về ẩm thực, khẩu vị của khách hàng và đặc điểm của các món ăn mà quán kinh doanh
Quản lý nhà hàng: Học về cách quản lý nhà hàng, từ vận hành hàng ngày đến quản lý nhân viên.
Chăm sóc khách hàng: Tìm hiểu tâm lý khách hàng, xử lý khiếu nại và các vấn đề liên quan để giữ chân khách.
2. Nghiên cứu định giá menu phù hợp
Phân tích chi phí: Tính toán chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công, chi phí vận hành để định giá món ăn sao cho có lợi nhuận nhưng vẫn cạnh tranh.
Nghiên cứu thị trường: Xem xét giá cả của các quán ăn khác trong khu vực, định giá sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Định giá chiến lược: Áp dụng các chiến lược định giá như giá combo, giảm giá vào giờ vàng để thu hút khách hàng.
3. Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Tuyển dụng: Lựa chọn nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm tương ứng với vị trí đặc biệt là cấp quản lý để quán ăn đi vào đúng quy trình nhanh hơn..
Đào tạo: Có kế hoạch đào tạo nhân viên từ kiến thức chuyên môn đến công việc thực tế phải làm..
4. Marketing cho quán ăn
Tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok để quảng bá thương hiệu kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi. Tạo cho khách hàng ấn tượng ở những lần đầu trải nghiệm sẽ giúp khách hàng nhớ đến lâu dài.
5. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra định kỳ khu vực bếp và làm vệ sinh khu vực ăn uống của khách hàng thường xuyên.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
6. Dùng máy rửa bát để tối ưu chi phí và diện tích
Tiết kiệm chi phí nhân công: Giảm số lượng nhân viên cho việc rửa chén mà năng suất mang lại cao hơn hẳn. Máy rửa bát UTC có thể thay thế nhiều công đoạn rửa bát bằng tay, hiệu suất làm việc nhanh, hiệu quả.
Tiết kiệm điện, nước: Nhờ chức năng tiết kiệm nước và điện, máy rửa chén UTC giúp giảm thiểu tối đa mức phí điện nước hằng tháng cho quán.
Đảm bảo vệ sinh: Máy rửa bát UTC sở hữu chức năng tiệt trùng bát ở nhiệt độ cao giúp bát sạch hơn so với chế độ nước thường và đánh bay vi khuẩn.
Tối ưu diện tích: Thiết kế nhỏ gọn giúp tiết kiệm không gian bếp và dễ dàng lắp đặt, không chiếm nhiều diện tích để bát đĩa chờ rửa.
IV. Những thắc mắc thường gặp khi mở quán ăn
Một vài thắc mắc mà nhiều người gặp phải khi chuẩn bị mở quán ăn. Cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé!
1. Mở quán ăn nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định pháp luật tại Việt Nam, dù quán ăn có quy mô lớn hay nhỏ thì khi hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký để đảm bảo tuân thủ quy định và quản lý của Nhà nước.
Đăng ký kinh doanh áp dụng cho tất cả mô hình quán ăn
2. Mở quán ăn có phải đóng thuế không?
Câu trả lời là có! Khi kinh doanh quán ăn, bạn cần đóng những loại thuế sau:
Thuế môn bài: Là loại thuế phải nộp hàng năm, mức thuế phụ thuộc vào số vốn đăng ký kinh doanh.
Thuế giá trị gia tăng (VAT): Áp dụng với các hoạt động kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên/năm.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Áp dụng cho chủ hộ kinh doanh cá thể có thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Áp dụng nếu bạn đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.