Kinh nghiệm mở quán ăn sáng đắt khách và các chi phí 2024

Mở quán ăn sáng là một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn, nhưng để thành công, bạn cần nắm rõ kinh nghiệm từ những người đi trước. Muốn biết mở quán ăn sáng cần những gì, chi phí mở quán ăn sáng là bao nhiêu,... thì hãy cùng chúng tôi  tìm hiểu chi tiết hơn về cách mở quán ăn sáng hiệu quả ngay trong bài viết này nhé!

I. Các bước chuẩn bị để mở quán ăn sáng

Để mở một quán ăn sáng thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố sau:

1. Địa điểm mở quán bán đồ ăn sáng

Đa phần khách hàng khi mua đồ ăn sáng thường là những người bận rộn và không có thời gian làm đồ ăn sáng cho nên là nhu cầu muốn mua của họ là rất cao. Những khách hàng này thường là những người làm công ty, công nhân, học sinh/sinh viên,... 

Chính vì thế, để tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng này thì chúng ta nên lựa chọn địa điểm tại các khu vực đông đúc, tập trung nhiều văn phòng, trường học, khu công nghiệp,... để dễ dàng thu hút khách hàng và phát triển quán ăn của mình hơn.

Ngoài ra thì khi lựa chọn địa điểm mở quán thì cũng nên chú trọng đến vấn đề diện tích. Bởi vì, khi diện tích rộng rãi, thoáng mát thì mới không dẫn đến tình trạng chen chúc, chen lấn dẫn đến khách hàng có ấn tượng tốt quán của mình và sẽ quay lại vào lần tới, từ đó quán ăn sẽ thu lại được 1 lượng khách hàng trung thành tương đối lớn. Đồng thời, cũng có thể phục vụ đủ lượng khách hàng muốn ăn tại chỗ và đáp ứng được nhu cầu giữ xe của họ.

Nên lựa chọn các mặt bằng tại các địa điểm đông đúc để thu hút khách hàng.

2. Chi phí mở quán ăn sáng

Khi mở quán ăn sáng thì cũng không nhất thiết phải đầu tư chi phí quá nhiều, nhưng điều thiết yếu phải làm là phải có bản liệt kê các chi phí cụ thể để dự toán được các khoản phải chi để hạn chế tình trạng thất thoát vốn và nhanh chóng mang về những khoản lợi nhuận cho quán.

Tuy nhiên, để bạn đọc dễ hình dung rõ hơn, thì UTC sẽ chia sẻ 1 số khoản nhất thiết phải chi khi mà mở quán ăn, bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Đây là khoản chi phí quan trọng nhất, chiếm khoản từ 30-50% tổng chi phí mở quán. Và tùy thuộc vào vị trí, diện tích, tiện ích và giá cả thị trường thì mức chi phí này sẽ dao động từ khoảng 5-20 triệu đồng/tháng.
  • Chi phí mua sắm dụng cụ và thiết bị: Bao gồm bếp, lò nướng, tủ lạnh, bàn ghế, đồ dùng nhà bếp, chén dĩa, ly cốc,… Và tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và chất lượng dụng cụ, thiết bị thì có thể dự kiến khoản chi phí này từ 30 – 50 triệu
  • Chi phí mua nội thất, sửa chữa và trang trí quán: Bao gồm chi phí sơn sửa, mua sắm bàn ghế, quầy kệ, bảng hiệu,...Chi phí này sẽ phụ thuộc vào mức độ trang trí của quán và sẽ dao động  từ 10 – 20 triệu
  • Chi phí marketing và quảng cáo: Khi quảng bá quán ăn thì chi phí ban đầu có thể từ mức  5 – 10 triệu. 
  • Chi phí nhân viên: Nếu bạn thuê nhân viên thì cần chi trả lương, thưởng, bảo hiểm xã hội (nếu có),...Và chi phí này sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên và vị trí công việc. Phần chi phí này có thể dao động từ 5-7 triệu/người/tháng.
  • Chi phí nguyên, vật liệu: Bao gồm gạo, thịt, cá, rau củ quả,...Chi phí này sẽ phụ thuộc vào thực đơn và lượng khách hàng của quán. Sẽ dao động từ 5-15 triệu/tháng.
  • Các chi phí khác: Bao gồm chi phí điện nước, gas, internet, thuế,...Chi phí này sẽ phụ thuộc vào diện tích quán và mức tiêu thụ. Sẽ dao động từ 10-20 triệu/tháng.

Như vậy, theo chúng tôi, chi phí dự đoán khi mở 1 quán ăn sáng sẽ giao động tầm 50-200 triệu đồng Tuy nhiên, con số chỉ  mang tính chất minh họa và có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố phát sinh khác.

3. Mở quán ăn sáng cần những giấy tờ gì?

Để mở quán ăn sáng hợp pháp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

Giấy phép kinh doanh: Do UBND cấp phường/xã nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh cấp. Và có thời gian giải quyết là 7 ngày làm việc.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Do cơ quan y tế cấp. Và có thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Do cơ quan phòng cháy chữa cháy cấp. Và có thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc.

Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống: Do sở y tế cấp. Và có thời gian giải quyết là 7 ngày làm việc.

4. Xác định mô hình bán đồ ăn sáng

2 mô hình bán đồ ăn sáng phổ biến hiện nay mà bạn nên cân nhắc:

4.1. Mô hình quán ăn bình dân

Mô hình này phù hợp với những khu vực tập trung đông người lao động, học sinh, sinh viên nhờ giá cả phải chăng và thực đơn đa dạng với các món ăn quen thuộc như bánh mì, phở, bún, xôi,... Ở mô hình này thì không gian quán được thiết kế đơn giản hơn.

Ưu điểm của quán ăn bình dân là dễ dàng thu hút khách hàng nhờ mức giá rẻ và thực đơn quen thuộc. Với chi phí đầu tư và vận hành thấp, giúp mang lại lợi nhuận cao nhờ lượng khách hàng đông đảo. Tuy nhiên, có nhược điểm là sự cạnh tranh cao do có nhiều quán ăn bình dân khác trên thị trường, và việc tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng trung thành sẽ trở nên khó khăn.

Mô hình quán ăn sáng bình dân dễ thu hút khách hàng hơn.

4.2. Mô hình quán ăn sang trọng

Ngoài quán ăn bình dân thì còn có mô hình quán ăn kiểu sang trọng mà bạn nên cân nhắc. Mô hình này phù hợp với những khu vực có dân cư thu nhập cao đồng thời các món ăn sẽ tăng phần sang trọng hơn và kéo theo đó giá cả sẽ tương đối nhỉnh hơn so với quán ăn bình dân.

Quán ăn sang trọng có thể tạo dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp, thu hút khách hàng có thu nhập cao, và mang lại lợi nhuận cao nhờ giá bán cao hơn. Mức độ cạnh tranh cũng khá ít hơn so với quán ăn bình dân. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là chi phí đầu tư và vận hành cao và cần có nguồn vốn dồi dào. Nếu bạn không đủ vốn thì không nên vận hành quán ăn với mô hình lớn như thế này.

Mô hình quán ăn sang trọng sẽ có mức độ cạnh tranh thấp hơn.

5. Xác định các món ăn sáng cho quán

5.1. Thức ăn chính

Đối với quán ăn bình dân thì bạn nên tập trung vào các món ăn sáng truyền thống, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng như: bánh mì, phở, bún, xôi, hủ tiếu, bánh bao,.... Đồng thời, nếu bạn đã có 1 số vốn đầu tư lớn thì UTC khuyên bạn nên đa dạng thực đơn của quán để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, không bị ngán ở 1 món nào đó và có thể tạo cơ hội cho họ đến quán mình 1 lần nữa để thử những món ăn khác.

Nên tập trung vào các món ăn truyền thống nếu xác định làm mô hình quán ăn bình dân. 

Còn đối với quán ăn sang trọng thì bạn có thể đưa ra các món ăn sáng sáng tạo, độc đáo hơn với nguyên liệu cao cấp và giá cả cao hơn như: bánh mì kẹp bò wagyu, salad trái cây, smoothie cao cấp,...

Tuy nhiên nếu muốn xác định được rõ thực đơn nào là đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì bạn nên xem xét kỹ những đặc điểm về dân cư, kinh tế tại khu vực mà bạn đã xác định thuê mặt bằng để đưa ra những món ăn thật sự phù hợp với họ.

5.2. Đồ uống

Đồ uống là 1 phần không thể thiếu đối với những người đi làm hoặc đi học. Ngay cả khi có người không thường xuyên ăn sáng, họ vẫn có thói quen uống cà phê, trà hoặc nước trái cây cho tỉnh táo. Vì vậy, khi lên thực đơn các món ăn thì bạn cũng nên sẵn sàng phục vụ các loại đồ uống này cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ.

Cần phát triển thêm các loại đồ uống đặc biệt là cà phê khi mở quán ăn sáng.

6. Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị để mở quán ăn sáng

Để mở quán ăn sáng, bạn cần chuẩn bị:

  • Các thiết bị bếp như bếp gas, lò nướng, nồi cơm điện, máy xay sinh tố, máy pha cà phê và máy hâm nóng thức ăn. 

  • Đồ dùng phục vụ bao gồm bát, đĩa, ly, cốc, khăn ăn và menu. 

  • Thiết bị bảo quản gồm tủ lạnh, tủ đông, tủ mát trưng bày và kệ đựng đồ.

  • Nội thất và trang trí cần có bàn ghế, trang trí quán và hệ thống ánh sáng.

  • Các máy móc, ứng dụng  như máy tính tiền, máy POS, phần mềm quản lý và wifi.

Lưu ý: Hãy vệ sinh các đồ dùng, thiết bị này thường xuyên để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

7. Nhân viên

Khi bắt đầu tuyển nhân viên bạn nên xem xét thái độ của họ là trên hết bởi vì nhân viên cần có thái độ niềm nở và thân thiện với khách hàng để tạo ra 1 ấn tượng tốt cho họ. Nhân viên cần biết cách làm việc nhóm trong 1 tập thể để phát triển  quy trình phục vụ khách hàng 1 cách tốt hơn. Ngoài ra, họ cần có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc và biết cách linh hoạt trong khi có vấn đề gì đó xảy ra bất ngờ.

Và đồng thời bạn cũng nên chú ý đến việc tuyển đủ số lượng nhân viên. Vì nếu tuyển quá nhiều sẽ khiến việc quản lý trở nên khó khăn hơn.

8. Đơn vị cung cấp thực phẩm

Khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên tìm đến các nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy trên thị trường để đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng cho quán ăn. Trước khi ký kết hợp đồng, hãy kiểm tra kỹ các giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm từ nhà cung cấp để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, việc so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp để tối ưu hóa chi phí là cần thiết, tuy nhiên, chất lượng thực phẩm vẫn nên được đặt lên hàng đầu. Bạn cũng cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp giao hàng đúng hẹn, đáp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng yêu cầu. Bên cạnh đó, chính sách đổi trả và bồi thường rõ ràng khi có sự cố về thực phẩm cũng là yếu tố không thể bỏ qua.

II. Kinh nghiệm mở quán ăn sáng thành công

Để thành công trong việc mở quán ăn sáng, cần kết hợp một loạt các yếu tố khác nhau và sau đây là những kinh nghiệm quan trọng từ những người đi trước có thể giúp bạn đạt được mục tiêu trong việc kinh doanh quán ăn sáng:

1. Tối ưu chi phí nhân công, diện tích bằng máy rửa bát

Đối với các quán ăn sáng, việc tối ưu hóa chi phí là điều cần thiết để đảm bảo lợi nhuận lâu dài. Một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng máy rửa chén quán ăn để tối ưu chi phí đó. Máy rửa bát không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nhân công mà còn giúp tiết kiệm không gian trong khu vực bếp. Với máy rửa bát của UTC, bạn sẽ nhận được những lợi ích trong công việc như sau:

  • Tiết kiệm thời gian và nhân công: Thay vì cần một hoặc hai nhân viên chuyên rửa bát, bạn có thể giảm bớt số lượng nhân công hoặc chuyển họ sang những công việc khác cần thiết hơn.
  • Hiệu quả và sạch sẽ hơn: Máy rửa bát của UTC có khả năng rửa sạch bát đĩa nhanh chóng và đảm bảo vệ sinh, tiêu diệt vi khuẩn và mùi hôi một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành dịch vụ ăn uống, nơi mà việc vệ sinh sạch sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu.
  • Tiết kiệm nước và điện năng: Máy rửa bát hiện đại của UTC được thiết kế để tiết kiệm nước và điện năng, giúp giảm chi phí vận hành hàng tháng của quán.
  • Tối ưu diện tích: Các máy rửa bát của UTC có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với không gian bếp hạn chế, giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng trong quán ăn.

kinh nghiệm mở quán ăn sáng

Máy rửa bát UTC có nhiều tính năng sẽ giúp tối ưu chi phí khi mở quán ăn.

2. Đầu tư marketing để thu hút khách hàng

Hiện nay, marketing chính là yếu tố then chốt để các quán ăn của có thể tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng. Sau đây là một số chiến lược marketing mà bạn đọc có thể áp dụng cho quán ăn của mình để thu hút khách hàng:

  • Tập trung triển khai xây dựng và tăng độ nhận diện thương hiệu: Thiết kế logo, bảng hiệu và các vật phẩm theo 1 phong cách riêng biệt, độc đáo và hiện đại để tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng về 1 quán ăn sáng mới lạ và khiến cho khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu của mình và không bị nhầm lẫn với các quán khác.
  • Tận dụng mạng xã hội để quảng bá: Tận dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, Zalo để đăng tải hình ảnh, video về món ăn, không gian quán và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. 
  • Tung các chương trình khuyến mãi và giảm giá: Thực hiện các chương trình khuyến mãi định kỳ như giảm giá cho khách hàng thân thiết, tặng kèm món ăn hoặc nước uống miễn phí vào những ngày đặc biệt.
  • Hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn: Đăng ký quán ăn trên các ứng dụng giao đồ ăn như GrabFood, ShopeeFood, GojekFood, BeFood,... để mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu.

Hợp tác các với các ứng dụng giao đồ ăn để thu hút thêm nhiều khách hàng mới

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Chất lượng dịch vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quyết định sự thành bại của một quán ăn. Để đạt được điều này, bạn cần chú trọng những điểm sau:

  • Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về các kỹ năng phục vụ, giao tiếp với khách hàng và trình bày rõ các quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi đào tạo họ.
  • Quản lý nguyên liệu và quy trình nấu nướng: Chọn lựa nguyên liệu tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Áp dụng quy trình chế biến an toàn và đúng chuẩn để đảm bảo món ăn luôn đạt chất lượng cao.
  • Kiểm tra vệ sinh định kỳ: Thường xuyên thực hiện kiểm tra vệ sinh định kỳ trong khu vực bếp và khu vực phục vụ khách hàng. Đảm bảo máy rửa bát và các thiết bị khác luôn được bảo dưỡng và vệ sinh sạch sẽ.
  • Lắng nghe các phản hồi của khách hàng: Hãy thu thập và lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ và món ăn ngày một tốt hơn từ phát triển quán ăn 1 cách mạnh mẽ.

Với những kinh nghiệm trên và sự hỗ trợ từ máy rửa bát của UTC, bạn đọc sẽ có thể vận hành quán ăn sáng một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.


Cũ hơn Bài viết mới


0 bình luận


Để lại phản hồi

Chú ý, bình luận của bạn sẽ được phê duyệt trước khi đăng!