Bếp ăn công nghiệp là gì? Tiêu chẩn thiết kế và các thiết bị cần có

Bếp ăn công nghiệp phải có đủ khu vực quy định, đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế. Khu bếp cần trang bị đủ thiết bị để chế biến thực phẩm thuận lợi, đảm bảo vệ sinh. Khi thiết kế bếp ăn công nghiệp, bạn cần nắm rõ các quy định liên quan. Điển hình là thông tin về các khu vực cần có, tiêu chuẩn thiết kế và cả các thiết bị không thể thiếu trong khu bếp. Trong bài sau, UTC sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin để có sự chuẩn bị chu đáo nhất. 

I. Bếp ăn công nghiệp là gì?

Khái niệm về bếp ăn công nghiệp được hiểu là nơi chuyên chế biến thực phẩm, thức ăn có số lượng lớn. Bếp được thiết kế để phục vụ suất ăn cho các công ty, khu công nghiệp hay nhà hàng, khách sạn,... Mỗi ngày, khu bếp có thể chuẩn bị tới hàng ngàn suất ăn nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định.

Bếp ăn công nghiệp có quy mô lớn, chế biến hàng ngàn suất ăn mỗi ngày

II. Quy định các khu vực bếp ăn công nghiệp

Khác với bếp ăn gia đình, bếp ăn công nghiệp sẽ có yêu cầu khắt khe về các khu vực dùng để chế biến thực phẩm. Khu bếp phải được bố trí theo mô hình 1 chiều khép kín với các khu vực chính gồm:

Các khu vực cần có trong khu bếp công nghiệp

  • Khu bảo quản các loại thực phẩm: Đây là khu vực chuyên bảo quản những thực phẩm tươi sống, cần bố trí phải cách xa khu nấu nướng để đảm bảo an toàn vệ sinh.

  • Khu sơ chế: Nơi này dùng để sơ chế các thực phẩm sạch sẽ trước khi đem đi tẩm ướp hay chế biến. 

  • Khu chế biến: Thực phẩm sau khi được làm sạch sẽ được đem đến khu chế biến để nấu chín. Khu vực này yêu cầu cao về tính vệ sinh và đòi hỏi cách bố trí đồ dùng khoa học để thuận tiện khi nấu nướng.

  • Khu phân chia thức ăn: Đây là khu vực sẽ chia thức ăn thành các suất ăn theo khay, hộp khác nhau. Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm, khu vực này phải cách xa các yếu tố gây bệnh hay ô nhiễm như: cống nước, khu vệ sinh,...

  • Khu phục vụ: Nơi này dùng để phục vụ ăn uống. Yêu cầu của khu vực này là phải rộng rãi, thoáng đãng và trang bị đủ bàn ghế, các vật dụng cần thiết khác.

  • Khu vệ sinh, rửa dọn: Khu vực này cần cách xa khu chế biến, ăn uống hay phân chia thức ăn. Ở đây cần chú ý thiết kế đường nước, cống thoát nước tối ưu để tránh ngập nước, bám dầu mỡ gây ô nhiễm khu bếp.

Xem thêm:

Bếp ăn tập thể là gì?

Nhà bếp trường mầm non

Bếp ăn trường học

III. Tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp

Để có được không gian bếp ăn công nghiệp đạt chuẩn cần đảm bảo 7 tiêu chí thiết kế sau:

  • Mô hình 1 chiều: Khu bếp công nghiệp phải bố trí theo mô hình 1 chiều, từ trái sang phải hoặc từ dưới lên trên. Cách này giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên nhà bếp, đảm bảo tính vệ sinh khi chế biến thực phẩm.

  • Không gian gọn gàng: Các khu vực bố trí khoa học, đồ dùng nhà bếp sắp xếp gọn gàng, tiện lợi khi sử dụng.

  • Đảm bảo nguồn sáng: Trong bếp ăn công nghiệp luôn phải có đủ nguồn sáng từ tự nhiên hoặc hệ thống chiếu sáng đèn điện. Yếu tố này giúp nhân viên nhà bếp làm việc tốt hơn, hạn chế các sai sót, tai nạn trong khu bếp.

  • Có hệ thống hút khói, khử mùi: Hệ thống này giúp loại bỏ khói, mùi dầu mỡ ra khỏi khu bếp. Đây là cách giúp bếp ăn thông thoáng, dễ chịu và tránh ám mùi vào thức ăn khi chế biến.

  • Có đường ống dẫn gas: Khu bếp cần thiết kế đường ống dẫn gas đúng kỹ thuật để vận hành các thiết bị như: bếp nấu, lò nướng,... Đường ống phải đảm bảo an toàn, kiểm soát chặt chẽ nguy cơ cháy nổ.

  • Có các khu vực riêng biệt: Không gian bếp ăn công nghiệp phải chia thành các khu vực với chức năng làm việc khác nhau. Điều này giúp tránh lây lan vi khuẩn, đảm bảo hiệu suất làm việc.

  • Trang bị đủ thiết bị nhà bếp: Mỗi khu vực cần có đày đủ các thiết bị nhà bếp cần thiết. Điển hình như: bếp nấu, tủ nấu cơm công nghiệp, máy rửa bát công nghiệp, tủ hâm nóng thức ăn,...

Tiêu chuẩn cần đáp ứng khi thiết kế bếp ăn công nghiệp

IV. Các thiết bị bếp ăn công nghiệp cần có?

Trong 1 khu bếp ăn công nghiệp sẽ có hàng trăm thiết bị được lựa chọn. Tuy nhiên, dù quy mô bếp ăn lớn hay nhỏ thì cũng cần phải có các thiết bị cần có sau:

Bếp nấu công nghiệp: Một khu bếp sẽ không thể hoạt động nếu thiếu bếp nấu. Bếp dùng để chiên, xào, chế biến thực phẩm. Bếp nấu thường được chọn làm từ inox với khung gang và sử dụng gas là chủ yếu.

Tủ cơm công nghiệp: Tùy theo nhu cầu sử dụng mà tủ cơm có thể chọn loại từ 4 – 24 khay nấu. Loại tủ này có thiết kế hiện đại, sử dụng tiện lợi và làm từ inox nên đảm bảo vệ sinh. Tủ dày 3 lớp với tính năng cách nhiệt, giữ nhiệt rất hiệu quả.

Tủ đông, tủ mát: Với khu bếp quy mô công nghiệp thì nhất định phải có tủ đông và tủ mát để lưu trữ, bảo quản các thực phẩm tươi sống. Các thiết bị này giúp nhà bếp gọn gàng hơn, đảm bảo chất lượng thực phẩm luôn tươi ngon và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Dụng cụ nấu ăn: Xoong, chảo, chén bát,... đều là những dụng cụ cần phải có trong bếp ăn công nghiệp. Đây là các thiết bị giúp quá trình sơ chế, nấu nướng thuận lợi, vệ sinh hơn.

Máy rửa bát công nghiệp: Với số lượng chén bát lớn cần rửa sạch thì việc dùng chậu rửa công suất lớn là điều cần thiết. Bạn có thể cân nhắc các mẫu chậu rửa chén sóng siêu âm UTC hiện đại, đa dạng tính năng, tiết kiệm điện nước. Thiết bị sẽ giúp tối ưu thời gian, công sức cho nhân viên trong bếp hiệu quả hơn. Xem ngay giá máy rửa bát công nghiệp mới nhất hiện nay.

thiết bị bếp ăn công nghiệp

Chọn máy rửa bát sóng siêu âm UTC để có hiệu quả cao khi sử dụng

Xem ngay thông tin về bếp ăn công nghiệp trong bài trên để biết cần chuẩn bị gì khi thiết kế khu bếp này. Đặc biệt là với chậu rửa bát trong khu bếp, bạn có thể liên hệ UTC qua hotline: 0963.498.878 mọi lúc. Chúng tôi sẽ giúp bạn trải nghiệm dòng máy rửa bằng sóng siêu âm hiện đại, công suất lớn, tính năng tối tân với chi phí ưu đãi nhất.


Cũ hơn Bài viết mới


0 bình luận


Để lại phản hồi

Chú ý, bình luận của bạn sẽ được phê duyệt trước khi đăng!